TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NƯỚC (AWD) CHO SẢN XUẤT LÚA Ở ĐBSCL

  • Bán thời gian
  • Contract type: Consultancy

Mô tả công ty

Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV là một Tổ chức phát triển phi lợi nhuận quốc tế được thành lập năm 1965 tại Hà Lan. Hoạt động của SNV tập trung vào việc xây dựng năng lực cho các tổ chức địa phương nhằm hướng tới giảm nghèo.

SNV bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1995 và cung cấp các dịch vụ tư vấn, phát triển năng lực trong năm lĩnh vực: năng lượng tái tạo và khí sinh học, các sản phẩm lâm và nông nghiệp, du lịch bền vững vì người nghèo, nước sạch và vệ sinh, và giảm khí thải từ mất rừng và suy thoái rừng. Trên cơ sở hơn 27 năm kinh nghiệm triển khai các dự án phát triển nông nghiệp bền vững; phát triển các chuỗi giá trị nông sản dựa trên cơ chế thị trường tại Việt Nam; và gần nhất là việc triển khai thành công dự án “Sản xuất Lúa Bền vững và Giảm Phát thải Khí nhà kính AgResults” (AVERP) tại tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2021 theo cơ chế trao giải thưởng dựa trên kết quả. Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tiếp tục hợp tác với các đối tác Chính phủ ở cấp Trung ương và Địa phương để xây dựng và thực hiện Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” (TRVC) (“Dự án TRVC” hoặc “Dự án”), dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án TRVC dự kiến sẽ thực hiện tại ba (03) tỉnh trồng lúa trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang, trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2027. SNV đóng vai trò là Cơ quan quản lý Dự án TRVC (“Cơ quan quản lý Dự án”), chịu trách nhiệm cao nhất về việc triển khai và quản lý các hoạt động và nguồn lực của Dự án. SNV phối hợp với Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT), Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN & PTNT) của 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp đồng triển khai, giám sát toàn bộ hoạt động Dự án. SNV tuyển chọn Đơn vị Kiểm định quốc tế (“Cơ quan kiểm định”), cùng với ban cố vấn gồm các nhà khoa học và hoạch định chính sách quốc tế và Việt Nam (“Ban cố vấn”) đồng theo dõi, giám sát quy trình và kết quả kiểm định nhằm đảm bảo độ chính xác và tính minh bạch.

Dự án TRVC được thiết kế và triển khai nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang sản xuất và kinh doanh lúa gạo theo định hướng tăng trưởng xanh, đa giá trị và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính. Sử dụng cơ chế trao giải thưởng dựa trên kết quả, Dự án TRVC khuyến khích và thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh trong chuỗi giá trị lúa gạo ở Việt Nam để đẩy mạnh việc mở rộng ứng dụng trên quy mô lớn các công nghệ sản xuất lúa tiến bộ nhằm mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho các nông hộ nhỏ và toàn bộ các thành phần tham gia chuỗi, nâng cao chất lượng lúa gạo và các giá trị xã hội bao trùm nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính (KNK) và bảo vệ môi trường như các đồng lợi ích. Qua đó, Dự án TRVC sẽ hỗ trợ việc thực hiện các ưu tiên phát triển và cam kết của Chính phủ Úc về tài chính khí hậu trong khu vực và cam kết chung với Việt Nam về hành động khí hậu. Dự án TRVC sẽ đóng vai trò xúc tác tạo ra sự chuyển đổi sản xuất và kinh doanh lúa gạo theo hướng bền vững và mang lại các giá trị bao trùm ở ba tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn nhất ĐBSCL; đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển bền vững, giảm phát thải KNK và thích ứng với khí hậu tại ĐBSCL của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở thực hiện Nghị định 06/2022/ND-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng Ô-Dôn, Nghị quyết 120/NG-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Quyết định số 555/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2021 Phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030” và các chính sách ưu tiên phát triển bền vững của Việt Nam.

Mô tả công việc

Dự kiến ngày 19-22 tháng 1 năm 2024,  Tổ chức SNV sẽ tổ chức khóa tập huấn 3,5 ngày tại thành phố Cần Thơ cho 20 Doanh nghiệp được lựa chọn tham gia Dự án TRVC với các nội dung sau:

  1. Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nước trong canh tác lúa như một biện pháp tự nhiên nhằm tiết kiệm nước và giảm phát thải khí mê-tan (1 ngày).
  2. Tập huấn nâng cao năng lực về các vấn đề bình đẳng giới, đảm bảo công bằng xã hội có sự tham gia của người khuyết tật; gọi tắt là GEDSI. Các chỉ số đánh giá cho một chuỗi liên kết đảm bảo GEDSI.
  3. Tập huấn sử dụng ứng dụng MRV của dự án TRVC để  khai nhập và báo cáo  các thông mùa vụ  và nông hộ tham gia; phục vụ công tác quản lý và theo dõi, đánh giá và tính toán kết quả hiệu quả từ các ruộng tham gia vào dự án TRVC.
  4. Tập huấn các tiêu chí và biện pháp giám sát nhằm đảm bảo an toàn lao động, xã hội và môi trường tại DN và trên cánh đồng liên kết; đáp ứng các quy chuẩn của Quốc tế (0,5 ngày)

Trên cơ sở đó, Tổ chức SNV kính mời các đơn vị tham gia nộp Thư bày tỏ quan tâm từ các Chuyên gia Tư vấn độc lập hoặc Nhóm Chuyên gia Tư vấn (ưu tiên Nhóm tư vấn tận dụng các chuyên môn đa dạng: nông học, thủy lợi, đo đạc và tính toán lượng phát thải khí nhà kính) để thực hiện hai nhiệm vụ sau:

  1. Thiết kế nội dung tập huấn và trực tiếp giảng dạy để các doanh nghiệp nắm được nguyên tắc quản lý nước ngập khô xen kẽ hiệu quả cho các giống lúa khác nhau; và cho 2 vụ Đông-Xuân và Hè-Thu ở ĐBSCL. Sử dụng dữ liệu đo phát thải từ các chương trình/dự án đã triển khai để minh họa mối tương quan giữa chỉ số nước ngập trên ruộng lúa và lượng phát thải khí mê-tan thực tiễn. Trong nội dung tập huấn cần cung cấp kiến thức nền tảng về quản lý mùa vụ tối ưu hóa nhập lượng đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV) và xử lý rơm rạ hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính.
  2. Hỗ trợ khoảng 20 doanh nghiệp chuyển các kiến thức từ lý thuyết sang áp dụng thực tiễn vào khu vực canh tác cụ thể của doanh nghiệp; thông qua hai hình thức: 1. Xây dựng mẫu biểu quản lý nước tiêu chuẩn (có thể dùng excel) và tập huấn sử dụng mẫu biểu này để doanh nghiệp đưa các giống lúa khác nhau/độ dài sinh trưởng khác nhau vào áp dụng và thực hành ngay trên lớp; 2. Cung cấp các câu trả lời, thắc mắc của doanh nghiệp trong vòng 60 ngày kể từ ngày tập huấn thông qua nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật chính thống do SNV quản lý và cấp quyền truy cập.

Bằng cấp

YÊU CẦU ỨNG VIÊN

  1. Cán bộ/ giảng viên/ chuyên viên đào tạo có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trực tiếp triển khai các chương trình tập huấn sản xuất lúa bền vững như 1 Phải – 5 Giảm hay SRP cho Doanh nghiệp, HTX và Nông dân sản xuất lúa ở ĐBSCL
  2. Hồ sơ chứng minh năng lực của các cá nhân và cả nhóm tư vấn về các kinh nghiệm thực tiễn có thể đảm nhiệm và thiết kế được nội dung tập huấn, các tài liệu giảng dạy, mẫu biểu quản lý nước đã được công thức hóa (formulated excel) phù hợp với từng vùng sinh thái (đất phù sa, đất pha cát, đất phèn) và từng giống lúa với thời gian sinh trưởng từ 85-110 ngày.

Hạn nộp Hồ sơ bày tỏ quan tâm: trước 17.00h ngày Thứ 6, 01.12.2023.

CÁCH THỨC ỨNG TUYỂN

Chính sách quyền riêng tư